LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN
PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG VẺ VANG CỦA NGÀNH
BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN LỆ THỦY
VỮNG BƯỚC ĐI LÊN TRÊN CON ĐƯỜNG ĐỔI MỚI
Nhìn lại chặng đường hơn 57 năm phục vụ Cách mạng, ngành Y tế đã đóng góp xứng đáng vào thành quả của các giai đoạn lịch sử giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, phát triển kinh tế xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ giai đoạn tiền khởi nghĩa đến 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cán bộ Y tế đã có mặt trên mọi nẽo đường của Tổ quốc để phục vụ sức khoẻ của bộ đội, nhân dân và nhiều đồng chí đã hy sinh anh dũng vì sự nghiệp Cách mạng.
Trong hoà bình xây dựng Tổ quốc, ngành Y tế đã quán triệt và thực hiện thắng lợi đường lối “đổi mới” của Đảng. Những năm gần đây ngành Y tế đứng trước thử thách của nhiệm vụ mới. Nghị quyết Trung ương 4 khoá VII đã vạch ra đường lối có tính nguyên tắc, các mục tiêu và biện pháp lớn giúp ngành Y tế chuyển đổi để góp phần thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Trong chặng đờng lịch sử vẻ vang đó, đã có những tấm gương tiêu biểu, đó là những thầy thuốc có lương tâm, tận tuỵ và có trình độ tay nghề cao, lao động sáng tạo và dũng cảm, từ các thầy thuốc lão thành như Bs Nguyễn Văn Hưỡng, Bs Phạm Ngọc Thạch, Gs Đặng Văn Ngử, Bs Hoàng Tích Chí, Gs Tôn Thất Tùng, Gs lương y Nguyễn Sỹ Lâm, Gs Hoàng Đình Cầu, Gs Nguyễn Văn Đàn, Gs Nguyễn Thiện Thành, Gs Lê Thế Trung... cũng như đông đảo các anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang quân và dân y, các thầy thuốc nhân dân, nhà giáo ưu tú, chiến sỹ thi đua và tất cả các chị em hoạt động trong ngành Y tế đã mang hết tinh thần và năng lực phục vụ sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân Việt Nam.
Những năm gần đây mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng toàn ngành Y tế đã cố gắng hết sức để vượt qua và đạt được những thành tích đáng kể.
Công tác TCMR tiếp tục giữ được tỷ lệ tiêm chủng cho trẻ em trong độ tuổi đạt 99% , do đó tỷ lệ mắc và chết do 7 bệnh: Ho gà, Uốn ván, Bại liệt, Sởi, Bạch hầu, Lao và Viêm gan B đã giảm xuống rõ rệt. Chúng ta cũng chủ động phòng chống các bệnh dịch lớn và nguy hiểm như: dịch tả, dịch hạch, dịch sốt xuất huyết, dịch SATR, dịch cúm A... . Tốc độ phát triển của bệnh sốt rét nói chung và đặc biệt tại các tỉnh trọng điểm như Quảng Bình đã được hạn chế nhờ sự quan tâm của Chính phủ và UBND các địa phương đã tạo điều kiện đầu tư ngân sách. Bộ Y tế đã tăng cường chỉ đạo và phối hợp với quân y, cung cấp đủ hoá chất, thuốc chống dịch. Phác đồ điều trị sốt rét cũng đợc phổ biến đến tận tuyến cơ sở do đó đã làm giảm được tỷ lệ chết do sốt rét ác tính.
Trong những năm qua ngành Y tế cũng đã tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động nâng cao chất lượng công tác khám chữa bệnh, trước hết là nâng cao tinh thần thái độ phục vụ giảm phiền hà cho người bệnh, chấn chỉnh việc thu một phần viện phí. Nhiều đơn vị đã làm tốt công tác này, một số bệnh nhân đặc biệt khó khăn, thuộc diện chính sách không những được miễn phí mà còn được một số bệnh viện cấp thêm tiền tàu xe, quần áo sau khi đợc chữa khỏi bệnh. Đây là các tấm gương tốt mà ngành Y tế chúng ta cần phải phát huy.
Liên tiếp mấy năm gần đây, thiên tai xãy ra dồn dập và ác liệt ở nhiều địa phương trong cả nước. Ngành Y tế chúng ta đã kết hợp với Hội chử thập đỏ Việt Nam, Y tế quân đội... dồn sức người, sức của cho công tác này. Thuốc, trang thiết bị Y tế, hoá chất chống dịch cũng như viện trợ quốc tế của các nước, các tổ chức quốc tế, đã được trang cấp kịp thời cho các địa phương, cùng với sự nổ lực vượt bậc của cán bộ Y tế tại chổ đã hạn chế được thiệt hại do thiên tai gây ra, nhanh chống phục hồi lại hoạt động của các cơ sở Y tế, khống chế dịch bệnh để góp phần ổn định cuộc sống và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân vùng có thiên tai.
Ngành Dược và trang thiết bị Y tế cũng có bớc phát triển trong cung cấp thuốc và trang thiết bị đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân. Chúng ta đã khắc phục đợc tình trạng khan hiếm thuốc chữa bệnh của các năm trước, thuốc thiết yếu đã được cung cấp đến tận nông thôn và các bản làng xa xôi bằng nhiều hình thức: Nhà nước và tư nhân; trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Các xí nghiệp dược phẩm Trung ương cũng như địa phương đã giữ vững được nhịp độ sản xuất, bảo tồn được vốn, đảm bảo kế hoạch nộp ngân sách Nhà nước, nhiều xí nghiệp không những đã đứng vững được trong cơ chế thị trường mà còn phát triển nâng cao chất lượng sản phẩm, cạnh tranh được với một số mặt hàng cùng loại của nước ngoài, nhờ vậy đã cải thiện được đời sống cho CBCNV.
Nhiều địa phương và bệnh viện thực hiện tốt phương châm kết hợp y học cổ truyền dân tộc với y học hiện đại. Chúng ta đã nêu lên nguyên tắc hiện đại hoá y học cổ truyền dân tộc, đã nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị và thực sự có uy tính đối với nhân dân về ngành Y tế nước ta.
Công tác đào tạo cán bộ Y tế không dừng lại ở việc đào tạo các bác sỹ, dược sỹ mà còn mở rộng hệ đào tạo sau đại học, đào tạo bác sỹ phục vụ sức khoẻ cộng đồng, đào tạo cử nhân điều dưỡng, nữ hộ sinh, cán bộ kỷ thuật lắp ráp sữa chữa trang thiết bị Y tế... với chất lượng tốt.
Ghi nhận công lao to lớn trong suốt chặng đường 57 năm phục vụ, ngành y tế Việt Nam vinh dự được Nhà nước tặng thưởng huân chương Sao vàng - Huân chương cao quý nhất của Nhà nước ta.
Càng tự hào với truyền thống vẽ vang của ngành Y tế Việt Nam, của ngành Y tế Quảng Bình, của Y tế Lệ Thuỷ - Bệnh viện đa khoa càng cần ôn lại truyền thống cách mạng, sự cống hiến và trưởng thành của chính mình hơn 57 năm qua để kế thừa và phát huy hơn nữa trong tình hình Cách mạng hiện nay.
Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương, sự chỉ đạo của Sở Y tế Quảng Bình - Bệnh viện đa khoa đã trải qua nhiều gian khổ hy sinh và đã từng bước tiến theo sự trưởng thành của huyện nhà.
Y tế huyện từ chổ những túp lều tranh, nứa lá, trong chiến tranh dời tản c ở thôn Mai hạ xã Xuân Thuỷ trên một khuôn viên chật hẹp, nay đã được dự án ADB, dự án Nâng cấp bệnh viện đầu tư xây dựng lại trên khuôn viên 23.800m2 , chắc chắn một ngày không xa nữa bệnh viện Lệ Thuỷ sẽ có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị đủ phục vụ chăm sóc và điều trị bệnh nhân.
Từ lúc trong tay chỉ một ít chủng loại thuốc men của thực dân Pháp để lại, đến nay đã trang cấp đủ thuốc cấp cứu, điều trị với trên 220 chủng loại thuốc sử dụng tại bệnh viện, với đầu tư tiền mua thuốc điều trị cho bệnh nhân hàng năm trên 15 tỷ đồng. Công tác dược và trang thiết bị không ngừng được chú trọng. Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ toàn ngành mới có được vài dụng cụ thô sơ, không đủ để khám chữa bệnh. Đến nay tại Bệnh viện đã được trang bị các bộ dụng cụ lớn, máy móc hiện đại như: Máy siêu âm màu 4D, máy Xquang số hóa, máy điện tim, máy răng hàm mặt, máy xét nghiệm sinh hoá, máy xét nghiệm nước tiểu, máy súc rữa dạ dày, máy sản xuất Oxy, bàn kéo nắn chỉnh hình, máy gây mê trợ thở, dao mổ điện... đáp ứng được cơ bản nhu cầu công tác khám chữa bệnh và phục vụ chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân trong tình hình mới.
Cán bộ Y tế trong những ngày đầu kháng chiến còn ít, thậm chí chưa sử dụng thông thạo bông băng cấp cứu, đến nay tại Bệnh viện huyện đã có 249 cán bộ công nhân viên ( trong đó có 33 bác sỹ,( 02 Thạc sỹ, 07 Bs CK1), Cử nhân đại học: 15, y sỹ: 29, điều dưỡng trung cấp: 46, KTV chính 11, NHS chính: 15 và cán bộ khác 100 ), đã sử dụng được những máy móc hiện đại, đã giải quyết được những trường hợp phẩu thuật phức tạp ở tuyến huyện, đã sử dụng máy siêu âm, điện tim, Xquang để chẩn đoán, dao mổ điện để phẩu thuật, máy sản xuất Oxy, máy súc rữa dạ dày, máy gây mê trợ thở trong cấp cứu người bệnh ...
Công tác đào tạo được Bệnh viện hàng năm quan tâm như: Gửi đi đào tạo Bác sỹ CK2 về quản lý, Bác sỹ CK1 hệ Nội, Ngoại, y tế cộng đồng; đào tạo bác sỹ chuyên khoa định hướng về gây mê hồi sức, Răng hàm mặt, Mắt, Truyền nhiểm, YHDT, Nội soi; gữi đào tạo Cử nhân điều dưỡng, Bác sỹ chuyên tu, đại học khác và tổ chức được hàng chục lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ khác cho CBCNV.
Phải nói rằng từ năm 1999 trở về trớc cơ sở vật chất tại Bệnh viện đa khoa huyện Lệ Thuỷ đều bị xuống cấp nghiêm trọng; đặc biệt: công trình vệ sinh, xữ lý chất thải là những điều bức xúc của cử tri phản ánh qua các kỳ họp Hội đồng nhân dân huyện, thị trấn; đa số các cán bộ y tế, khoa phòng bệnh viện giữ được phẩm chất nghề nghiệp nhưng cũng còn một số cán bộ y tế, một số khoa phòng thiếu trách nhiệm, hành vi tắc trách với người bệnh dẫn đến thời gian qua lòng tin của nhân dân đối với ngành Y tế có phần giảm sút; tâm lý người bệnh khi đến viện khám bệnh thì ngại vào viện vì không có người chăm sóc về ăn, mặc, sinh hoạt khó khăn do điều kiện kinh tế gia đình và đi lại. Do đó những năm trước đây các chỉ tiêu về KCB tại Bệnh viện đa khoa Lệ Thuỷ đều đạt thấp kể cả công tác thu một phần viện phí - chỉ đạt hơn một nữa kế hoạch của Sở giao.
Trước thực trạng đó, Bệnh viện đã mạnh dạn, dám đổi mới trong cách nghĩ, cách làm, đa ra những chủ trơng và giải pháp phù hợp, đáp ứng theo yêu cầu thực tiển đặt ra để sắp xếp điều hành các hoạt động dần dần đi vào nề nếp, khuôn mẩu, hiệu quả.
Đối với công tác chuyên môn kỷ thuật, Bệnh viện đã cụ thể hoá quy chế bệnh viện và các chế độ chính sách của cấp trên trong công tác khám chữa bệnh. Các chủ trương, chính sách của cấp trên đề ra đều được đơn vị bàn bạc triển khai. Công khai hoá các quy định quyền lợi và nghĩa vụ của người bệnh đối với bệnh viện và ngược lại thông qua hệ thống biển bảng, sinh hoạt hội đồng người bệnh. Để nâng cao chất lượng chuyên môn kỷ thuật, Bệnh viện đã sữa chữa nâng cấp các buồng bệnh, buồng kỷ thuật, tổ chức các bàn khám chuyên khoa thực hành liên hoàn đặt tại Khoa Khám bệnh. Tổ chức mới Trung tâm tiệt khuẩn để hấp sấy tập trung y dụng cụ, đồ vải đảm bảo vô khuẩn; tổ chức buồng Hồi tỉnh sau mổ phục vụ cho bệnh nhân phẩu thuật; cải tạo nâng cấp La bô Xét nghiệm, triển khai La bô Xét nghiệm vi sinh.... đồng thời Bệnh viện đã coi trọng việc đào tạo, tập huấn bồi dưỡng cán bộ, phát huy có hiệu quả các loại máy móc trang thiết bị: Máy Xquang, Siêu âm, Điện tim, Máy xét nghiệm về sinh hoá, huyết học; Máy gây mê trợ thở và các loại máy móc trang thiết bị khác. Những năm qua Bệnh viện đã tiếp tục triển khai mới kỷ thuật kết hợp xương tạo điều kiện thuận tiện cho bà con đở đi xa và đở tốn kém hơn, đáp ứng được phần nào đối với việc cấp cứu và điều trị chấn thương tại chổ; phát triển kỷ thuật gây mê nội khí quản, gây tê tuỷ sống, gây tê vùng để đáp ứng và đảm bảo an toàn, thuận tiện cho các loại hình phẩu thuật. Tại khoa Khám bệnh, người bệnh khi đến khám bệnh được tiếp đón hướng dẩn làm các thủ tục hành chính nhanh gọn; được hướng dẩn đến các bàn khám chuyên khoa, các phòng kỷ thuật làm các dịch vụ. Chính vì vậy những năm qua, đặc biệt năm 2011 bệnh viện đã thu dung 10.424 người bệnh vào điều trị nội trú đạt 139,7%KH, khám bệnh chung cho nhân dân được 87.739 lần đạt 109,7%KH, phẩu thuật 1.370 ca đạt 105,6%KH, Xét nghiệm các loại 331.418 đạt 298,8%KH, Chụp Xquang 23.591 lần đạt 154,7%KH, Siêu âm 36.931 lần đạt 204,9%KH, Điện tim 13.506 đạt 194,8%KH lần. Đối với công tác phục vụ người bệnh Bệnh viện xác định được rằng nâng cao chất lượng KCB trước hết phải là nâng cao tinh thần thái độ phục vụ, giảm phiền hà cho người bệnh, tạo được sự yên tâm cho bệnh nhân về ăn, mặc, ở, tiện nghi sinh hoạt và công trình vệ sinh. Vấn đề đi nhẹ, nói khẻ, chưa đủ mà cần phải thể hiện những việc làm và cách giãi quyết cụ thể. Những năm qua Bệnh viện tiếp tục đầu tư mua thêm quần áo, chăn màn, chiếu gối gần 300 bộ/ năm từ kinh phí giờng bệnh; xây thêm nhà tắm bệnh nhân; cải tạo và xây mới nhiều công trình vệ sinh trong bệnh viện, lắp đặt điện thoại ở tất cả các khoa phòng bệnh viện; hệ thống điện sáng, điện bảo vệ, quạt mát buồng bệnh, ghế ngồi cho người bệnh ở hành lang các khoa; ti vi ở phòng chờ làm dịch vụ cận lâm sàng đều được chú trọng trang cấp đầy đủ. Để nâng cao chất lượng phục vụ và hoạt động của khoa Kiểm soát nhiểm khuẩn, Bệnh viện đã soạn quy chế quy định về chế độ làm vệ sinh, quy trình cho người bệnh mượn trả các loại vật tư, quy định giờ thay áo quần cho người bệnh. Do đó tất cả các bệnh nhân vào viện đều được khoa cho mượn quần áo, chăn màn, chiếu gối sạch sẽ; được khoa điều trị báo ăn theo nhu cầu bệnh lý với số tiền 20.000đồng/ ngày, hàng năm Bệnh viện đã cấp bù tiền ăn cho người bệnh trên 60 triệu đồng; được khoa điều trị phân công cán bộ chuyên môn chăm sóc toàn diện. Chính vì vậy Bệnh viện đã giãi toả được nổi lo âu, tạo được sự yên tâm cho người bệnh vào viện điều trị không có người nhà mà người bệnh vẫn được chăm sóc chu đáo toàn diện.
Công tác vệ sinh phòng dịch, phòng bệnh; phòng chống các bệnh xã hội nhất là sốt rét, lao, phong, mắt hột, bướu cổ... đã đi vào các mục tiêu chương trình thực hiện chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Đặc biệt những năm qua nhờ làm tốt công tác giám sát và điều trị tại chổ nên dịch sốt xuất huyết, dịch thương hàn, dịch sốt rét đã được phát hiện kịp thời và dập tắt ngay không để xãy ra diện rộng. Nhờ phòng và điều trị tích cực năm 2011 tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh sốt rét đã giảm 40% so với năm 2010.
Cùng với việc chấn chỉnh các hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc phục vụ người bệnh, phòng bệnh phòng dịch. Thực hiện Nghị quyết TW IV ( khoá VIII ) về xây dựng và phát huy nền văn hoá Việt Namtiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Thường vụ huyện uỷ, Thường trực HĐND, UBND huyện và của Ban chỉ đạo huyện - Cấp uỷ Đảng đơn vị đã có nghị quyết chuyên đề, Ban Giám đốc đã có chương trình hành động - Ban chấp hành Công đoàn và các đoàn thể, chi hội nghề nghiệp làm nồng cốt của cuộc phát động phong trào thi đua xây dựng đơn vị văn hoá. Vì vậy những năm qua Bệnh viện luôn đợc UBND huyện tặng bằng cơ quan văn hoá và 100% gia đình CBCNV trong đơn vị đều đạt gia đình văn hoá.
Đối với hoạt động thể dục, thể thao, văn hoá văn nghệ luôn được lãnh đạo đơn vị quan tâm đầu tư đúng mức và được tổ chức thờng xuyên. Hàng năm tham gia hội thi, hội diển tại ngành, tại huyện đơn vị đều đạt được giải cao.
Phong trào quyên góp ủng hộ xây dựng nhà xoá mái tranh nghèo, mua sổ tiết kiệm tặng các bà mẹ Việt Nam anh hùng, các thân nhân gia đình liệt sỹ cũng như đóng góp ủng hộ thiên tai, quỹ từ thiện, quỹ phúc lợi khác đều được CBCNV của Bệnh viện hưởng ứng tự nguyện tích cực.
Có thể khẳng định rằng thời gian qua Bệnh viện đã đã có những bước chuyển biến rỏ nét tích cực trên cả 2 tuyến dự phòng và điều trị, công tác khám chữa bệnh ngày càng được củng cố và nâng cao về chất lượng, công tác y tế cơ sở đã được quan tâm đầu tư toàn diện về cơ sở vật chất, cán bộ, chất lượng hoạt động cũng như chế độ chính sách; công tác phòng chống dịch bệnh được quan tâm chú trọng thường xuyên nên không có dịch lớn xảy ra và không có tử vong do các loại bệnh dịch. Các vấn đề chính sách xã hội, văn hoá-văn nghệ-thể dục thể thao được quan tâm đúng mức và có những chuyển biến tích cực; công tác quốc phòng an ninh thường xuyên được chú trọng và củng cố.
Đã chú trọng thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của đơn vị nên đã tạo ra sự thống nhất đoàn kết nội bộ tốt, tạo được lòng tin của CBCNV với đơn vị, giữa người bệnh với bệnh viện, bệnh nhân không còn kêu ca; đơn thư khiếu tố, khiếu nại không còn xãy ra, thư khen, thư cám ơn thông qua hộp thư góp ý và sinh hoạt hàng tuần của hội đồng người bệnh ngày càng nhiều hơn, đó là nguồn động viên thúc đẩy CBCNV Bệnh viện thi đua phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Thực hiện Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế về thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của bệnh viện đã đạt được những kết quả bớc đầu quan trọng, đã phát huy đợc vai trò lãnh đạo toàn diện của tập thể lãnh đạo trong quản lý điều hành, vai trò làm chủ của công nhân viên chức. Hoạt động của các đoàn thể, chi hội từng bước được đổi mới, gây được lòng tin của cán bộ công nhân viên vào sự nghiệp đổi mới xây dựng của ngành.
Thực hiện cuộc vận động của Bộ Y tế và Công đoàn ngành Y tế Việt Nam về đợt phát động xây dựng “ Bệnh viện tình thương”,“Bệnh viện xuất sắc “ trong những năm qua đã chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ, chăm sóc người bệnh, công khai hoá các quy định và quyền lợi cho CBCNV và người bệnh được biết. Có thể nói bộ mặt bệnh viện bây giờ đã được đổi thay toàn diện gây được lòng tin và sự yên tâm cho người bệnh khi đến khám và điều trị. Chính vì vậy Bệnh viện đa khoa Lệ Thuỷ được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen, được UBND tỉnh tặng cờ đơn vị thi đua xuất sắc, được Bộ y tế tặng bằng khen và công đoàn ngành y tế Việt Nam tặng cờ công nhận " Bệnh viện tình thương " " Bệnh viên xuất sắc ", được UBND huyện tặng bằng cơ quan văn hoá.Năm 2005 được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng 3.
Để đạt được những kết quả đó, ngoài sự cố gắng phấn đấu không ngừng của tập thể CBCNV, trong những năm qua Bệnh viện luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo và giúp đỡ toàn diện của Lãnh đạo Sở và các phòng ban, trạm chuyên khoa cấp Tỉnh cũng như đợc sự chỉ đạo, giúp đỡ tích cực của Huyện uỷ, UBND Huyện và chính quyền địa phương các cấp. Sự trưởng thành và những kết quả đạt được hôm nay có sự đóng góp không nhỏ của các cán bộ Y tế lão thành qua các thế hệ như: Bs Phạm Ninh, Ys Trần Thị Sáu, Bs Nguyễn Ngọc Thảo, Bs Nguyễn Ngọc Lý, Bs Nguyễn Gia Tây, Bs Nguyễn Hải Chánh, Bs Lê Thanh Luỹ, Bs Hoàng Văn Thản...
Bên cạnh những kết quả Bệnh viện đã đạt được, đứng trước nhu cầu của nhân dân trong tình hình mới, với tác động của cơ chế thị trường, Bệnh viện không tránh khỏi những yếu kém còn tồn tại: Bệnh viện huyện mặc dầu hiện nay cơ sở nhà cửa thường xuyên được tu sữa, cũng cố nhưng không còn phù hợp với yêu cầu phục vụ trong giai đoạn mới. Công trình vệ sinh, xử lý chất thải vẫn là vấn đề quan tâm hàng đầu cần phải giải quyết kịp thời về vệ sinh môi trường chung. Tuy đã có nhiều cán bộ y tế, khoa phòng bệnh viện giữ được phẩm chất nghề nghiệp nhưng cũng còn có lúc có khi còn có cán bộ y tế ở một số khoa phòng chưa thực sự nhiệt tình chu đáo với người bệnh dẫn đến có khi có lúc nhân dân phàn nàn. Công tác đào tạo đã được quan tâm nhưng cán bộ chuyên sâu của một số chuyên khoa, kỷ thuật vẫn còn thiếu chưa đáp ứng được với yêu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong giai đoạn hiện nay.
Cứ mỗi dịp xuân về ngành y tế lại tổ chức kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Namlại càng tự hào về truyền thống vẻ vang của ngành. Chúng ta càng biết ơn Đảng, Nhà nước và biết bao thế hệ cha anh đi trước, đã quan tâm đào tạo giáo dục và rèn luyện dìu dắt để có đội ngủ và cơ ngơi lớn mạnh như hôm nay.
Mỗi một cán bộ y tế chúng ta càng trăn trở trước thực tế, trước nhiệm vụ mà Đảng, chính quyền và nhân dân huyện nhà giao phó và gửi gắm. Nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2012 và thời gian tới Bệnh viện đa khoa Lệ Thuỷ cần tập trung giải quyết là:
- Tiếp tục tham mưu cho Huyện uỷ - UBND huyện về triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI và Chương trình hành động của huyện Đảng bộ về tiếp tục củng cố và hoàn thiện Bệnh viện về mọi mặt;
- Tăng cường công tác xã hội hoá về công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân để xác định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành và của toàn thể nhân dân trong đó ngành y tế giữ vai trò tham mưu;
- Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất;
- Tăng cường trang cấp tài sản y dụng cụ đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn;
- Tăng cường công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Quan tâm đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần, giáo dục tư tưởng đạo đức cho mỗi cán bộ công nhân viên. Hoàn thiện nâng cấp được cơ sở vật chất, trang thiết bị tại bệnh viện, có như vậy mới tạo ra sự đồng bộ đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân huyện nhà trong tình hình mới.
-Làm tốt trọng tâm công tác này, Bệnh viện sẽ tạo ra những bước chuyển mới, khắc phục được các khó khăn tồn tại, đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng của nhân dân, góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.