Chuyện về NO ngăn chặn cơn đau tim và đột quỵ

Thứ tư - 19/02/2014 09:33
Nếu một hệ tim mạch khỏe mạnh đang là mục tiêu của bạn, nitric oxide (NO) chắc chắn phải được thêm vào chương trình hành động. C ác cơn đau tim và đột quỵ có thể được ngăn chặn ngay từ bây giờ bằng một phương pháp vô cùng đơn giản: hiểu đúng về NO.
Với tư cách là bác sĩ về tim mạch, cũng là tác giả hiệu đính quyển sách No more heart diseases (Không còn bệnh tim) tại Việt Nam, tôi có đôi lời trình bày về tác động của Nitric Oxide (gọi tắt là NO).
 
Sau giải Nobel Y học vào năm 1997, cùng với 2 đồng sự là Robert F. Furchgott và Ferid Murad cho công trình nghiên cứu về sự tác động của NO lên cơ chế co giãn và thu hẹp của mạch máu, tiến sĩ Louis J. Ignarro tiếp tục đi xa hơn nữa trên con đường tìm ra một phương thức giúp thay đổi hoàn toàn cách nhìn nhận và phòng chống đối với các chứng bệnh tim mạch hiểm nghèo của chúng ta. Với rất nhiều các tư liệu chuyên ngành và các kết quả nghiên cứu cho thấy, bệnh tim hoàn toàn có thể phòng ngừa hiệu quả bằng cách kích thích quá trình tạo ra các chất kích thích nội sinh trong cơ thể.
Trong công trình đoạt giải Nobel Y học năm 1997, tiến sĩ Ignarro giải thích rằng có một chất tự nhiên được mệnh danh là EDRF (thành tố “thư giãn” sản sinh từ nội mạc) sản sinh trong cơ thể và có những tác động đặc biệt lên cơ chế hoạt động của hệ tim mạch. Vào năm 1978, ông là người tìm ra chất này chính là NO và đến năm 1986 thì ông đã khẳng định được vai trò của NO như một phân tử truyền tín hiệu có vai trò quan trọng trong hoạt động chức năng của hệ tim mạch. Các nghiên cứu của ông đã cho thấy NO có ảnh hưởng rõ rệt lên sự mở rộng của các mạch máu để giúp tăng dòng chảy của máu, đưa oxy và các chất dinh dưỡng vào tế bào cơ, điều khiển lưu lượng máu đến từng phần của cơ thể. Chính nhờ sự tác động của NO này mà việc hình thành mảng bám trên thành động mạch do mỡ và các cholesterol xấu được giảm thiểu, từ đó ngăn chặn nguy cơ mắc các bệnh tim mạch trong cơ thể của chúng ta.
Vấn đề là làm sao để chúng ta có thể kiểm soát được quá trình sản sinh ra NO đầy đủ và hiệu quả nhất cho các nhu cầu của cơ thể và để tạo cho mình một cơ chế phòng vệ hữu hiệu trước sự tấn công không mệt mỏi của các yếu tố có hại trong cuộc sống đối với hệ tim mạch? Trong chương “Nói có với NO”, tiến sĩ Ignarro đã khẳng định chính các loại thực phẩm chúng ta sử dụng sẽ quyết định điều này. Ông đã chỉ ra rằng các loại hạnh nhân, dầu oliu, đậu nành, thịt đỏ hay các loại cá biển và nhiều chủng loại thực phẩm khác nữa có tác dụng tăng cường khả năng sản xuất NO của cơ thể. Tuy nhiên, ông cũng đưa ra minh chứng rằng thực phẩm thông thường mới chỉ đáp ứng một phần nhỏ lượng NO cần thiết. Tiến sĩ Ignarro đề nghị một công thức thúc đẩy sự tạo thành NO bằng cách pha trộn các acid amin trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày, bao gồm các hợp chất L-Arginine, L-Citrulline cộng với Alpha Lipoic Acid, C, E, acid folic. Đồng thời ông cũng cho biết sự gia tăng máu trong quá trình tập luyện thể dục cũng giúp kích thích cơ thể sản sinh ra các enzyme synthase, rất quan trọng trong việc sản sinh NO của cơ thể.
Một thông tin khác mà quyển sách cũng đề cập đến là thời gian cơ thể cần nhiều lượng NO nhất chính là lúc chúng ta ngủ. Trong thời gian này, cơ thể tự phục hồi lại sau một ngày hoạt động, các cơ quan như thận, gan, mật… thực hiện nhiệm vụ lọc và đào thải các độc tố ra khỏi máu, hệ tuần hoàn đem oxy và các chất dinh dưỡng vận chuyển đến từng bộ phận như tim, não, cơ… để đem lại nguồn năng lượng mới cho cơ thể vào ngày hôm sau. Vì vậy trong suốt buổi đêm, hệ tuần hoàn cần sử dụng một lượng lớn NO để cung cấp cho quá trình luân chuyển máu trong mạch máu. Nếu cơ thể bạn đang bị suy nhược hay bị thoái hóa do tuổi tác, bệnh tật, nội mạc thành mạch máu sẽ không cung cấp đủ NO cần thiết, hậu quả tất yếu mà chúng ta có thể dễ dàng suy ra được là việc suy giảm chức năng của tất cả các cơ quan chức năng khác trong cơ thể, mà điển hình sẽ là hệ tim mạch. Chính vì vậy, vào trước khi đi ngủ và khi thức dậy, một bữa ăn có tối thiểu 200mg L-Citrulline sẽ giúp tăng cường khả năng sinh ra NO trong cơ thể.
Tôi cũng xin được nói thêm về một thông tin khá thú vị nữa. Đó là khả năng khắc chế của NO trên tiến trình phát triển và biến chứng của bệnh tiểu đường. Về vấn đề này, tiến sĩ Ignarro cho rằng NO có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh võng mạc ở bệnh nhân tiểu đường. Và theo tiến sĩ thì không chỉ tiểu đường, NO còn có khả năng ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư.
Vậy muốn bổ sung NO chúng ta phải làm gì? Thực tế có nhiều cách để tăng cường lượng NO, nhưng có ba phương án đơn giản nhất có thể vận dụng một cách dễ dàng trong cuộc sống hàng ngày:
- Sử dụng thường xuyên các loại thực phẩm có tác dụng kích thích quá trình tạo ra NO như đậu nành, hạnh nhân, chocolate đen (cacao), dưa hấu, đậu phộng, hạt óc chó, yến mạch, các loại cá nước lạnh như cá hồi, cá ngừ, cá thu... Hoặc nếu không, quý vị cũng có thể uống một hoặc hai ly vang đỏ, vì nó có chứa polyphenol, cũng có tác dụng kích thích sự sản xuất của NO. Nước nho tím hay nước quả lựu ép cũng có tác dụng tương tự, vì vậy tùy theo khẩu vị, các vị có thể chọn loại thức uống mình ưa thích nhất.
- Phương pháp trực tiếp và hiệu quả hơn là sử dụng các thực phẩm bổ sung có chứa L-arginine - chất mẹ sản sinh ra NO. Đây là một acid amin dẫn xuất từ arginine, có tác động kích sản xuất hoóc-môn tăng trưởng và tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng của cơ thể. Các loại thực phẩm chức năng có hàm lượng L-arginine đầy đủ sẽ làm tăng cường sức khỏe cho hệ tim mạch một cách rất rõ rệt.
- Cuối cùng, việc tập thể dục đều đặn sẽ giúp lượng máu lưu thông mạnh, kích thích nội mạc tạo ra NO và tăng cường việc tổ hợp ra các loại enzyme có thể chuyển đổi thành arginine NO.
Song song với việc tăng cường NO, hạn chế các yếu tố có tác động xấu đến quá trình tạo ra NO trong cơ thể cũng là những thói quen mà nên tập ngay từ hôm nay. Hãy nhớ, các chất béo bão hòa, các cholesterol xấu và trans fat là “những tay sát thủ chuyên nghiệp” đối với nội mạc thành mạch máu - cơ quan sản sinh ra NO.(Theo SK&ĐS)
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây