Thực tế: Ngực to hay nhỏ là do tổ chức mô mỡ nhiều hay ít, còn tế bào tuyến sữa thì tương đương nhau ở các bà mẹ, vì thế, ngực phụ nữ dù to hay nhỏ đều có khả năng tiết sữa để nuôi con.
Con bú càng nhiều, lượng sữa càng tăng. Động tác mút vú mẹ sẽ kích thích sự tiết ocytocine ở não mẹ làm cho sữa trong vú chảy ra.
Ảnh minh họa.
Trẻ chậm lên cân dù mẹ nhiều sữa
Thực tế: Điều này có thể xảy ra. Sữa mẹ phần đầu sẽ có nhiều nước, sữa cuối màu trắng đục có nhiều chất béo, năng lượng cao. Nguyên nhân trẻ chậm lên cân có thể do mẹ cho con bú một chút bên này, một chút bên kia khiến trẻ mới bú được sữa đầu thì đã no không bú nữa, khi ấy, trẻ chỉ nhận được ít năng lượng nên không tăng cân.
Muốn trẻ tăng cân tốt, mẹ cần cho con bú một lần đến hết một bên bầu vú, nếu còn đói thì bú thêm bầu vú bên kia và cữ sau làm ngược lại (tức bầu vú bên kia trước). Nếu trẻ chưa bú hết một bầu vú đã no, nên vắt bớt sữa đầu ra ly, cho trẻ bú sữa cuối trước, sau đó đút thêm sữa đầu đã vắt nếu thấy trẻ còn đói. Dần dần, sữa mẹ sẽ điều chỉnh tiết ra vừa đủ với số lượng trẻ cần. Ngoài ra, nếu cho con bú theo kiểu nửa này nửa kia sẽ khiến sữa tồn đọng trong vú, ngăn cản sự tạo sữa.
Một lưu ý nữa là không cho trẻ uống nước hay bất kỳ thức ăn nào khác trong 6 tháng đầu vì sữa mẹ đã đủ nước cho trẻ rồi. Nếu cho trẻ uống nước, trẻ bú mẹ sẽ ít đi, không tăng cân.
Quy định thời gian cho con bú
Thực tế: Thông thường, các bà mẹ thường cho con bú từ 5 - 20 phút và cứ cách 1 - 2 giờ lại cho con bú một lần. Tuy nhiên, không nên xem đây là cách chuẩn cho tất cả các bé. Hãy cho trẻ bú bất cứ khi nào bé có nhu cầu và cho bú bao lâu tùy thích. Vì thế, không nên quy định khoảng cách giữa mỗi lần bú.
Ngoài ra, vì tốc độ bú của mỗi bé sẽ khác nhau, ở những em bé bú chậm, thời gian trên nhiều khi cũng chưa đủ để các bé nhận đủ lượng sữa cần thiết.
(Theo Báo Sức khỏe)
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn