Các công trình nghiên cứu của Hirchsprung (1876), Ladd (1913), Rawich (1939),….Về chẩn đoán và áp dụng các phương pháp điều trị bảo tồn cũng như điều trị phẫu thuật đã góp phần là giảm đáng kể tỷ lệ tử vong ở bệnh lồng ruột cấp ở trẻ em.
Trên thế giới và trong nước từ lâu đã có nhiều nghiên cứu về các phương pháp tháo lồng không mổ như: tháo lồng bằng hơi, bằng nước, bằng Baryt…Hiện nay, phương pháp tháo lồng bằng hơi được nhiều tác giả triển khai áp dụng và có hiệu quả cao.
Năm 1963 Shen Ya Hsiung đã thực hiện 455 bệnh nhân với 526 lần tháo lồng bằng bơm hơi vào khung đại tràng với tỷ lệ thành công 92,6%.
Tại Việt nam triển khai tháo lồng bằng bơm hơi vào khung đại tràng lần đầu tiên năm 1964, Nguyễn Lung báo cáo trường hợp đầu tiên thành công.
Hiện nay nhiều cơ sở y tế trong nước đã áp dụng phương pháp tháo lồng bằng hơi điều trị lồng ruột cấp với tỷ lệ thành công cao. Theo nghiên cứu của tác giả Trần Văn Dể Bệnh viện nhi đồng Cần Thơ năm 2010 tỷ lệ thành công là 98,6%. Bs. Nguyễn Đình Đức và các cộng sựtạiBệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình theo dõi từ năm 2000 -2009 trung bình 2-3 ngày có một bệnh nhi bị lồng ruột. tỷ lệ thành công 93,3% không có tai biến, biến chứng.
Trong thời gian vừa qua, Các Bệnh viện ở tỉnh Quảng bình đã triển khai tháo lồng bằng hơi ở trẻ em lồng ruột cấp, Tại Bệnh viện Đa khoa Lệ Thủy mổi năm có khoảng 20 – 30 bệnh nhân nhi lồng ruột cấp nhập viện, Bệnh viện áp dụng phương pháp tháo lồng bằng hơi với máy tháo lồng SHENYUNG năm 2008, nhưng chưa có báo cáo nào đánh giá kết quả sau tháo lồng bằng hơi ở trẻ em lồng ruột cấp. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá kết quả tháo lồng bằng hơi trẻ dưới 6 tuổi lồng ruột tại Bệnh viện đa khoa Lệ Thủy 2012 - 2013” nhằm mục tiêu:
1. Đặc điểm lâm sàng lồng ruột cấp ở trẻ dưới 6 tuổi
2. Đánh giá kết quả điều trị bằng phương pháp bơm hơi tháo lồng cho trẻ dưới 6 tuổi lồng ruột tại Bệnh viện đa khoa Lệ Thủy.
(Theo BVĐK Lệ Thủy)
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn