Nhận xét đặc điểm LS,CLS và kết quả điều trị bệnh chân tay miệng tại BVĐK Lệ Thủy

Thứ hai - 23/12/2013 08:43
Bệnh Tay Chân Miệng ở trẻ em hiện đang là vấn đề sức khỏe được quan tâm hàng đầu ở nhiều nước Châu Á - Thái Bình Dương, với tỉ lệ mắc và biến chứng cao, tử vong nhanh nếu bị suy tuần hoàn, hô hấp.
Ở vùng Châu Á - Thái Bình Dương, kể từ năm 1997 nhiều trận dịch lớn và sự lưu hành địa phương mức độ cao của Enterovirus typ 71 đã được báo cáo, đặc biệt là 2 trận dịch Tay Chân Miệng lớn ở Sarawak (năm 1997) và Đài Loan (năm 1998). Một đặc tính cảnh báo của các trận dịch trên là sự xuất hiện của hội chứng phù phổi, thần kinh kèm với viêm não thân não gây tử vong nhanh chóng, thường là trong vòng 24 đến 48 giờ sau khởi bệnh [4], [6].
Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm tuổi dưới 3 tuổi. Biểu hiện chính của bệnh là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông. Rất nhiều bệnh nhân được chẩn đoán nhầm với các bệnh da khác như Chốc, Thuỷ đậu, Dị ứng,... dẫn đến điều trị sai lầm và làm bệnh lan tràn [1].

Tại Việt Nam, trong vài năm gần đây cũng đã ghi nhận rất nhiều trẻ bệnh Tay Chân Miệng, cũng như các trẻ bị Tay Chân Miệng có biến chứng thần kinh, hô hấp và tuần hoàn. Thống kê của Cục Y tế dự phòng cho thấy, tính từ đầu năm 2013 đến nay, cả nước có 14.260 ca mắc Tay Chân Miệng, 4 ca đã tử vong đều do vi rút Enterovirus typ 71. Bệnh Tay Chân Miệng đang được xếp là 1 trong 10 loại dịch bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ tử vong cao nhất ở Việt Nam hiện nay [5]. 

Trong thời gian qua tại khoa Truyền nhiễm Bệnh viện đa khoa Lệ Thủy đã tiếp nhận và điều trị bệnh nhân Tay Chân Miệng cũng tăng dần theo từng năm: năm 2010 không có bệnh nhân Tay Chân Miệng, năm 2011 có khoảng 30 bệnh nhân, năm 2012 xấp xỉ gần 40 bệnh nhân. Việc phát hiện bệnh sớm và quản lý bệnh theo giai đoạn là góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong và tránh làm bệnh lan tràn.  Xuất phát từ thực tiển đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài   “ Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh Tay Chân Miệng tại Bệnh viện đa khoa Lệ Thủy”. Nhằm mục tiêu:

      1. Xác định đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân Tay Chân Miệng tại Bệnh viện Đa khoa Lệ Thủy.
      2. Nhận xét kết quả điều trị bệnh Tay Chân Miệng tại Bệnh viện Đa khoa Lệ Thủy.
(Theo BV đa khoa Lệ Thủy)
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây