Đến nay, 100% tuyến TW bao gồm các vụ, cục, Tổng cục, Thanh Tra Bộ, Văn phòng Bộ, các bệnh viện, các trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu trực thuộc bộ, Sở Y tế 63 tỉnh/thành phố…thực hiện tin học hóa trong hoạt động. Từ năm 2004 ngành Y tế cũng đã có cổng thông tin điện tử nhằm cung cấp kịp thời cho bạn đọc những văn bản của Nhà nước, của ngành, đồng thời đã xây dựng các chuyên mục hướng tới nền hành chính điện tử ngành Y tế. 100% trường đại học, cao đẳng y dược có mạng LAN, kết nối internet và website; 50% Sở Y tế và 81% cơ sở trực thuộc đã có chính sách phát triển nguồn nhân lực CNTT cho đơn vị… Tuy nhiên, việc sử dụng và khai thác, ứng dụng tối đa hiệu quả của CNTT hiện vẫn còn hạn chế cả cơ sở vật chất, phần mềm ứng dụng và năng lực ứng dụng chưa xứng đáng với tiềm năng cũng như nhiệm vụ của ngành. Bên cạnh đó, do lĩnh vực y tế trong cải cách hành chính, quản lý, điều hành nhất là lĩnh vực ứng dụng để quản lý cán bộ, viên chức và người lao động cần sự chính xác cao, thông minh và khéo léo… nhưng phần mềm ứng dụng còn hết sức hạn chế và chưa được các nhà chuyên môn quan tâm đúng mức.
Tại Bệnh viện đa khoa huyện Lệ Thủy - tỉnh Quảng Bình, việc ứng dụng công nghệ thông tin thời gian qua vào trong công tác quản lý, phục vụ khám chữa bệnh rất được sự quan tâm của Ban Giám đốc bệnh viện và đã có nhiều phần mềm được ứng dụng triển khai có hiệu quả như: Phần mềm quản lý hồ sơ đảng viên, Phần mềm quản lý hồ sơ bệnh án, Phần mềm mạng Lan về quản lý bệnh nhân, thuốc, vật tư y tế tiêu hao, quản lý các dịch vụ cận lâm sàng và thu viện phí nhưng chưa có phần mềm quản lý Quản lý Hồ sơ cán bộ, viên chức và người lao động tại Bệnh viện.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiển trong việc quản lý, theo dõi, báo cáo về công tác tổ chức, cán bộ, chúng tôi đã triển khai sáng kiến " Xây dựng phần mềm Quản lý hồ sơ cán bộ, viên chức và người lao động " để áp dụng tại Bệnh viện đa khoa huyện Lệ Thủy, nhằm mục đích tin học hóa công tác quản lý, điều hành của phòng Hành chính quản trị - Tổ chức cán bộ.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn